Chúng ta tạm thời để lại những sự kiện buồn của Sea games 30 vừa qua và đến với những trò chơi cực thú vị mà chỉ tại Sea Games (Đại hội Thể thao Đông Nam Á) mới có. Cứ mỗi kỳ Sea Games đến, những môn thể thao độc và mới lạ lại được dịp xuất hiện trước công chúng. Đó đều là những bộ môn mà chắc hẳn rất nhiều người chưa từng được nghe qua trước đây.
Đánh bài Bridge (bài phỏm), trượt patin, leo tường, bay dù lượn hay chơi cờ tưởng, cờ Đông Nam Á là những môn thể thao “độc nhất vô nhị” ở SEA Games.
Đánh phỏm tranh huy chương

Đánh bài cũng được đưa vào bộ môn thi đấu
Đánh bài (Bridge)
Cũng chẳng hiểu tính cạnh tranh, thể thao nhanh hơn, cao hơn, xa hơn sẽ được thể hiện như thế nào ở đánh bài. Để đưa một bộ môn nào đó vào chương trình thi đấu, nước chủ nhà phải vận động thành công và còn phải thuyết phục được bộ môn đó có ít nhất 3 đoàn đăng kí tham gia.

Các VĐV Việt Nam không tham dự môn đánh bài Bridge vì sẽ gây phản cảm?
Chính vì thế, chuyên gia Indonesia đã có một khóa huấn luyện đánh bài cho VĐV Việt Nam tại Khánh Hòa. Các hình thức, thể lệ và luật lệ thi đấu đã được huấn luyện cho VĐV Việt Nam. Nội dung này được giao cho Liên đoàn cờ Việt Nam đảm trách, với suy nghĩ những người đánh cờ giỏi, tư duy tốt ắt đánh bài cũng khá.
Ban đầu, Việt Nam đồng ý tham dự môn này và tập luyện rất nghiêm túc, nhưng các quan chức đoàn thể thao VN đã quyết định rút lui vào phút chót.
Cờ tưởng và cờ Đông Nam Á

Các đấu thủ phải bịt mặt tham gia bộ môn này

Hoặc quay lưng lại so với bàn cờ
Chinlone

Trò chơi Chinlone đã có tới 1.500 năm tuổi.
Chinlone thực chất là 1 “người anh em họ” của bộ môn cầu mây. Cả 2 môn thể thao này người chơi đều phải dùng chân và đầu gối khống chế 1 trái bóng làm từ mây. Đây là 1 bộ môn không đòi hỏi tính đối kháng mà những người chơi sẽ thi đấu theo đội và được phân định thắng thua theo thang điểm đánh giá cảm tính của trọng tài, dựa trên các động tác kỹ thuật có độ lâu, khó, đẹp…

Chinlone được chính thức đưa vào thi đấu từ Sea Games năm nay.
Shorinji Kempo (Quyền pháp Thiếu lâm tự)
Đây là một trong chín môn võ thuật lớn của Nhật Bản (theo nhận định của tổ chức Nippon Budokan – Nhật Bản Võ đạo quán) và là một chi phái của võ Thiếu Lâm, do võ sư So Doshin (tên thật là Nakano Michio) sáng lập vào năm 1947 trên cơ sở môn Kungfu của Trung Quốc. Người Nhật Bản gọi môn này là “kempo”.

Môn võ có xuất xứ từ quyền pháp Thiếu Lâm Tự ra đời từ cách đây khá lâu.

Hiện có khoảng 1,4 triệu người trên thế giới đang theo học môn võ này.
Trả lời