Giới thiệu
Cờ tướng không chỉ đơn giản là một trò chơi, mà còn là kết tinh của trí tuệ, văn hóa của nhân loại. Với mục đích lưu giữ những văn hóa dân gian Bigfun đã cho ra game cờ tướng online nhằm tạo không gian giao lưu cho những kỳ thủ. Đông thời là một thú vui giải trí sau những giờ làm việc áp lực và căng thẳng.
Lưu ý: bài viết chỉ dành cho người chưa biết chơi hoặc mới chơi cờ tướng, nếu đã biết chơi xin tham khảo các bài viết kinh nghiệm chơi cờ tướng
Nguồn gốc xuất xứ
Cờ tướng là gì? xuất hiện từ đâu? là vấn đề rất thú vị. Hiện nay vẫn còn đang tranh luận, khảo cứu về ai là người phát minh? Dân tộc nào là ông tổ của môn này? Trung quốc hay Ấn độ? Hiện nay có 2 giả thuyết chính về nguồn gốc về trò chơi này:
- Một là do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với môn này đang có để trở thành cờ tướng ngày nay.
- Hai là do Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.
Dân Trung Quốc thì rất thiên về phương án 1, còn quốc tế thì ủng hộ phương án 2. Tôi thì để các bạn tự tìm câu trả lời cho mình từ bác GOOGLE “cờ tướng bắt nguồn từ đâu“. Có lẽ các bạn sẽ tìm thấy nhiều câu trả lời thú vị hơn những gì tôi đã đưa ra.
Cờ tướng Việt
Trò chơi này ở Việt Nam và Trung Hoa đã hình thành và phát triển ở thế kỷ 7-8 (trong thời kỳ Bắc thuộc bởi phong kiến phương Bắc xâm chiếm Việt Nam) song vẫn có những sự khác biệt giữa cờ Tướng ở Việt Nam và Tượng kỳ ở Trung Hoa, nhất là ở thời kỳ độc lập tự chủ hoàn toàn của Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền xưng vương vào năm 939.
Khác với cách gọi “Tượng Kỳ” ở Trung Quốc. Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ “Cờ Tướng” để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt), được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có cửu cung ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ. Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là “Cờ Tướng” (General Chess).
Luật chơi
Luật chơi hay gọi là cách chơi, đây là phần dành cho những người mới học hoặc bắt đầu chơi cờ tướng. Trong phần này chủ yếu giới thiệu cơ bản về bàn cờ (bạn có thể tự vẽ được bàn cờ thông qua đây nhé), các quân cờ và cách di chuyển của chúng.
Bàn cờ Tướng
Bàn cờ: là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành.
Sông hay Hà: Một khoảng trống gọi là sông chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau.
Cung Tướng hay còn gọi là cửu cung: Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo hình chữ X.
Cách nhận biết quân cờ và cách đi
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Đỏ và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân ( Tướng, Sĩ, Tượng, Mã, Pháo, Xe và Chốt). Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn
(bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Sức mạnh của từng quân cờ để so sánh được giá trị thực sự của chúng).
Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:
Tướng

Tướng (hay Soái)

Nước đi của tướng
Tướng chỉ được di chuyển trong phạm vi cung. Tướng đi từng ô một, ngang hoặc dọc. Bên nào bị ăn mất quân tướng thì bên đó sẽ thua.
Hai tướng không được nhìn thấy mặt nhau (lộ mặt tướng).
Sĩ

Sĩ

Nước đi quân Sĩ
Sĩ đi chéo từng ô một và chỉ được di chuyển trong phạm vi “cung” nhằm bảo vệ vua.
Tượng

Tượng

Nước đi quân Tượng
Tượng đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2). Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang sông qua phần đất của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
Xe
Xe đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
Pháo
Pháo đi giống như xe, có thể di chuyển ngang hoặc dọc tới những điểm không bị chặn. Điểm khác biệt cần chú ý với Pháo là khi ăn quân cờ của đối phương phải vượt qua một quân cờ khác.
Mã

Mã

Cách đi con mã trong cờ tướng
Mã đi thẳng một ô và đi tiếp chéo một ô. Nếu có bị cản trên đường đi thẳng thì mã không thể thực hiện được nước đi đó.
Tốt

Tốt
Tốt đi một ô mỗi nước, Tốt không được đi lùi. Khi chưa qua được sông, tốt chỉ có thể di chuyển thẳng 1 nước. Khi qua sông rồi, tốt có thể di chuyển ngang hoặc dọc 1 nước. Làm lính, làm “Tốt” nó khổ thế đấy!